Cây dong giềng có tên khoa học là Canna edulis (Indica), thuộc nhóm Agriculture nhiều người hay nhầm lẫn với loại Arrow-root củ dong màu trắng Việt Nam gọi là Hoàng Tinh hay Bình Tinh. Thứ cây này mọc ở nhiều nơi trên thế giới như nam Mỹ, Úc, Thái Lan và Ấn Độ… củ dong giềng trồng ở Việt nam có nơi gọi củ chuối, củ chóc, rất giống củ giềng. Người ta thường luộc ăn chơi thật ngon, ngọt lúc còn thóc gạo dư dả, nhà quê ta còn dùng để nuôi heo vì củ dong chứa nhiều tinh bột.
Miến dong và bún tàu được làm từ tinh bột dong giềng, loại thực phẩm được người tiêu dùng lựa chọn để thay đổi khẩu vị hàng ngày, cũng như chế biến ra rất nhiều sản phẩm cao cấp tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Khách nước ngoài rất thú vị khi thưởng thức các món ăn được làm từ loại cây này, chứ không phải loại miến được làm từ đậu xanh.
Báo kinh tế Viễn Đông (Far Eastern EconomicReviw) số ra ngày 07/08/2003, nữ ký giả Margot Cohen có viết một bài tường thật về nghề làm miến dong với tựa đề: “Điều kỳ điệu của việc xoay xở tìm nguyên liệu thay thế” bà đã về tận nơi để nghiên cứu. ” Vào những năm 50 – 60, trong tình trang khan hiếm gạo đã khiến dân việt xoay xở tìm ra lối sản xuất miến bằng bột dong. Khi óc sáng tạo vượt qua được khó khăn thì cách nấu nướng cũng như khẩu vị thưởng thức cũng thay đổi”.
Miến dong Tây bắc tương đối khác biệt so với các sản phẩm cùng loại có mặt trên thị trường, sự khác biệt đó xuất phát từ nguyên liệu và công nghệ sản xuất, với đặc điểm: thơm và ngon, sợi miến dẻo và mềm, khi nấu không dính và nát .. đặc biệt là đối với các sản phẩm hiện nay chỉ sản xuất theo phương pháp thủ công tự nhiên: các sản phẩm đó được sản xuất nhờ ánh nắng mặt trời, nước đầu nguồn và bàn tay khéo léo của bà con trên các khe, bản vùng cao.. được người tiêu dùng rất ưu chuộng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.